10 cách chủ động bảo vệ động cơ xe ô tô an toàn
Các chuyên gia kinh nghiệm về lái xe ô tô, nếu có thể bạn hãy đi vào đường cao tốc và giữ cho tốc độ cùng RPM ở mức độ
Động cơ xe cần phải được kiểm tra, chăm sóc cũng như bảo trì thường xuyên để đảm bảo khả năng vận hành tốt. Dưới đây là 10 cách chủ động bảo vệ động cơ xe ô tô.
Phần lớn chúng ta đều không dành nhiều thời gian kiểm tra về động cơ xe ô tô của mình. Chúng ta chỉ “nhảy” vào xe, xoay chìa khóa và đi đến bất cứ đâu. Và khi chúng ta để ý đến động cơ thì thường đó là lúc nghe thấy âm thanh lạ hoặc cảm thấy chiếc xe có điều gì đó bất thường.
10. Thay dầu thường xuyên
Đây là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho động cơ xe của mình. Dầu giữ cho các bộ phận động cơ quan trọng được bôi trơn để chúng hoạt động không bị quá nóng. Động cơ không thể hoạt động mà không có dầu và nếu việc thay dầu không diễn ra thường xuyên có thể gây nên những tổn thương vĩnh viễn đối với động cơ xe theo thời gian.
Có nhiều gợi ý khác nhau về thời điểm nên thay dầu động cơ nhưng tiêu chuẩn mới nhất dành cho những chiếc xe đời mới là thay dầu mỗi 8.047 km. Một số động cơ có thể chạy lâu hơn trong khi một số động cơ cũ hơn lại cần được thay dầu sớm. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc những gợi ý của nhà sản xuất xe về khoảng thời gian thay dầu của xe. Nếu bạn không tìm thấy hướng dẫn sử dụng xe, hãy tìm kiếm nhanh chóng trên các công cụ trực tuyến để tìm hiểu thời gian thay dầu thích hợp.
Chúng ta không thể đề cập đến việc thay dầu mà không nhấn mạnh rằng bộ lọc dầu cũng cần được thay thế cùng lúc. Bộ lọc dầu là nơi hút bụi bẩn và các mảnh vụn trôi nổi bên trong động cơ và giữ cho rác không lưu thông trở lại qua động cơ. Sau quy trình kiểm tra và thay dầu động cơ ô tô, với bộ lọc mới và dầu mới, xe sẽ chạy rất trơn tru và quan trọng nhất là giữ cho tất cả các bộ phận bên trong động cơ mát và được bôi trơn.
9. Kiểm tra hệ thống làm mát động cơ
Ngoài việc thay dầu, một bộ phận khác giữ mát động cơ mà bạn không thể bỏ qua là hệ thống làm mát. Hệ thống làm mát bao gồm bộ tản nhiệt, bộ điều chỉnh nhiệt, máy bơm nước và chất làm mát. Cách đơn giản nhất để bảo vệ động cơ xe không bị quá nóng là đảm bảo lượng nước làm mát thích hợp (chất lỏng tản nhiệt) lưu thông khắp động cơ xe.
Nước làm mát tuần hoàn trong động cơ khi bộ điều chỉnh nhiệt xác nhận động cơ đang nóng và cần được làm mát. Sau đó, máy bơm nước sẽ kéo nước làm mát từ bộ tản nhiệt, gửi đến khối động cơ và rồi trở ra bộ tản nhiệt để được làm mát. Để kiểm tra mức nước làm mát, bạn nâng mui xe và nhìn vào thùng nước làm mát. Đó là một thùng nước với chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu cam bên trong. Hãy chắc chắn rằng chất làm mát này nằm phía trên vạch mức tối thiểu nhưng dưới mức tối đa.
Nếu bạn nhận thấy chiếc xe của mình quá nóng và bạn biết rằng mức nước làm mát vẫn đủ thì hãy đưa xe đến thợ máy để kiểm tra hệ thống làm mát. Chi phí để tìm và khắc phục một vấn đề với hệ thống làm mát chắc chắn sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với thiệt hại động cơ nếu bị nóng quá mức.
8. Giữ bộ lọc không khí luôn sạch sẽ
Hãy tưởng tượng đến đào tạo vận động viên marathon. Bạn phải chạy mỗi ngày, ăn uống đúng cách và nghỉ ngơi hợp lý. Khi cuộc đua marathon đến, bạn chỉ quan tậm một điều: thở. Bạn có thể đoán được mình đã thể hiện tốt như thế nào. Xe ô tô cần một luồng khí liên tục như cách mà chúng ta thở. Ngoài nhiên liệu, không khí là thành phần thiết yếu giúp động cơ hoạt động. Không khí cần được đưa vào động cơ liên tục, không hạn chế và không có mảnh vỡ.
Giữ bộ lọc không khí luôn sạch sẽ.
Bộ lọc không khí giúp giữ rác như những con rệp, lá và bụi ở ngoài động cơ. Theo thời gian, những bộ lọc này có bị tắc bởi bụi và cần được thay thế. Tùy thuộc vào thói quen lái xe và điều kiện đường, bộ lọc không khí thường có thể kéo dài một thời gian dài. Nếu bộ lọc quá bẩn và không hoạt động hiệu quả sẽ khiến động cơ “chết” vì thiếu oxy.
Khi bạn thay dầu động cơ, hãy quan sát bộ lọc không khí để xem bộ phận này có sạch không. Việc thay thế bộ lọc không khí là cần thiết để giữ cho động cơ chạy trơn tru và bảo vệ nó khỏi tất cả những con muỗi và mảnh vụn đường phố khác trên cản trước của xe.
7. Kiểm tra rò rỉ
Bạn không phải là thợ máy để có thể phát hiện ra chỗ rò rỉ. Thực tế, đôi khi bạn không thể nhìn thấy mà chỉ có thể ngửi thấy. Dầu và chất chống đông là hai chất lỏng cần được đảm bảo không bị rò rỉ khỏi động cơ.
Các nhà tư vấn chăm sóc và bảo dưỡng xe hơi cho biết nhiệt độ cao và áp suất có thẻ làm hỏng đường ống động cơ. Ống động cơ cao su cũ và nứt có thể gây rò rỉ chất chống đông hoặc các chất lỏng khác cần cho động cơ. Những khu vực khác thường bị rò rỉ là nơi hai bộ phận tiếp xúc nhau với nút đệm cao su và silicon. Theo thời gian, những nút đệm này có thể vị vỡ khiến dầu hoặc các chất lỏng khác bị chảy ra ngoài động cơ hoặc những khu vực khác của động cơ.
Kiểm tra dưới nắp ca-pô để phát hiện hoặc ngửi thấy bất kì mùi gì từ động cơ là một ý tưởng tuyệt vời. Khi đỗ xe, thỉnh thoảng bạn hãy kiểm tra phía dưới chiếc xe của mình để xem có gì chảy xuống vỉa hè hay không. Nếu phát hiện ra sự rò rỉ nhỏ mà bạn có thể xử lý được trước khi điều này trở thành vấn đề lớn, bạn sẽ không phải “nhức đầu” vì vấn đề lớn hơn sau này.
6. Đổ đầy bình nhiên liệu trước khi ở mức quá thấp
Đổ đầy bình nhiên liệu trước khi ở mức quá thấp để bảo vệ động cơ ô tô.
Xăng thường chứa một lượng cặn nhất định mà thường lắng xuống đáy thùng nhiên liệu. Sau nhiều năm lái xe và nạp đầy nhiên liệu, một lượng cặn bẩn đáng kể sẽ tập trung ở dưới đấy bình nhiên liệu. Bộ lọc nhiên liệu sẽ hút rất nhiều cặn và giữ chúng khỏi đường dẫn nhiên liệu và động cơ.
Nếu cặn đi qua bộ lọc nhiên liệu, chúng có thể đi vào động cơ và gây ra thiệt ra bên trong và khiến hệ thống nhiên liệu và các bộ phận khác của động cơ phải làm việc vất vả hơn. Đó là lý do vì sao bạn nên đổ đầy xăng khi đèn báo sáng thay vì chạy xe cho đến khi xăng cạn kiệt.
5. Kiểm tra dây đai
Chức năng của một dây đai trên ô tô là chạy quạt, máy bơm nước, máy phát điện và điều hòa không khí
Chúng ta đang nói đến dây đai cao su trên động cơ giúp vận hành tất cả những bộ phận quan trọng. Chức năng của một dây đai có thể khác nhau ở các loại xe nhưng một số chức năng chính của chúng là chạy quạt, máy bơm nước, máy phát điện và điều hòa không khí.
Khi động cơ khởi động thì sau đó các dây đai chạy. Nói cách khác, chúng có rất nhiều công dụng. Chúng có tuổi thọ khá lâu nhưng cuối cùng cũng có những dấu hiệu hao mòn và bắt đầu nứt. Nếu dây đai bị vỡ thì điều này có thể gây nên những hư hại lớn đối với động cơ. Kiểm tra dây đai bằng cách lật nhẹ chúng để xem có bất kỳ vết nứt nào hay không. Một dây đai xoay hay phát ra tiếng động cũng có thể chỉ ra rằng nó cần được điều chỉnh hoặc thay thế.
4. Đèn cảnh báo động cơ ô tô – dấu hiệu bạn cần chú ý
Nếu phớt lờ kiểm tra xe khi bất kỳ đèn cảnh báo nào hoạt động, bạn có thể đã bỏ qua vấn đề nghiệm trọng nào đó. Đèn động cơ và các đèn cảnh báo khác có thể báo sáng vì một số lý do. Tuy không phải tất cả đèn sáng đều cảnh báo các vấn đề lớn nhưng sẽ không thể chắc chắn được điều gì cho đến khi chiếc xe được kiểm tra.
Có một số đèn cảnh báo về các vấn đề với máy phát điện, pin, nhiệt độ động cơ và các khu vực khác xung quanh động cơ được kiểm soát. Theo kinh nghiệm về sự dụng ô tô của các chuyên gia, để bảo vệ động cơ, hoặc là kiểm tra chuẩn đoán khi đèn bật và sau đó tự mình khắc phục vấn đề, hoặc là đưa xe tới gặp thợ máy để họ kiểm tra và thực hiện công việc. Nếu bạn đợi quá lâu sau khi đèn cảnh báo bật thì có thể bạn biến vấn đề nhỏ thành vấn đề lớn.
3. Thay bộ lọc nhiên liệu
Chúng ta đã đề cập ở trên về cách thức bộ lọc nhiên liệu bảo vệ động cơ khỏi những cặn bẩn có hại và các hạt trong nhiên liệu. Bộ lọc nhiên liệu bám bẩn và các mảnh vụn có thể gây hại cho động cơ mà giữ chúng mắc kẹt trong một chiếc hộp nhỏ, giống như bộ lọc dầu.
Việc thay bộ lọc nhiên liệu là cần thiết để giúp động cơ hoạt động trơn tru. Nếu bộ lọc được đặt ở vị trí dễ tiếp cận trên xe thì việc sửa chữa sẽ không quá khó khăn, nhưng một số bộ lọc có thể sẽ gây khó khăn cho bạn và lúc đó, bạn sẽ cần phải đưa xe tới thợ máy để thực hiện việc thay thế.
Một bộ lọc nhiên liệu mới sẽ giúp xăng chảy vào động cơ sạch sẽ hơn và kéo dài tuổi thọ hơn nếu không phải hoạt động vất vả để đốt cháy nhiên liệu.
2. Khởi động và dừng xe nhẹ nhàng, không gấp gáp
Động cơ xe ô tô được xây dựng để chạy nhưng nó sẽ chạy tốt hơn và có xu hướng kéo dài tuổi thọ hơn khi chạy ở tốc độ nhất định. Hãy tưởng tượng bạn ở trong một cuộc đua: Bạn sẽ phải chạy liên tục từ chạy nước rút đến điểm dừng trong mỗi vài phút. Động cơ xe ô tô bị mòn theo cách tương tự. Ngừng liên tục và khởi động, như những gì mà bạn thường làm khi lái xe trong thành phố sẽ khiến động cơ hoạt động rất vất vả.
Các chuyên gia kinh nghiệm về lái xe ô tô, nếu có thể bạn hãy đi vào đường cao tốc và giữ cho tốc độ cùng RPM ở mức độ thích hợp. Bạn sẽ nhận thấy khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn và động cơ sẽ có tuổi thọ lâu hơn nếu thói quen lái xe của bạn cho phép xe chạy ở tốc độ nhất quán.
1. Thay Bugi và dây điện
Người ta có thể nhìn màu sắc bugi bắt bệnh động cơ ô tô, do đó, một cách đơn giản để bảo vệ động cơ xe chính là thay bugi và dây điện. Dây điện chạy từ bộ phận chia gửi một dòng điện đến bugi mà sau đó tạo ra một tia lửa để đốt cháy nhiên liệu và hỗn hợp không khí trong các xi lanh. Chúng có rất nhiều công dụng và có thể khiến động cơ xe chạy thực sự vất vả nếu chúng đã quá cũ.
Thay phích cắm và dây dẫn thường không phải là một việc quá khó khăn và chỉ tốn ít thời gian và tiền bạc. Hầu hết các hãng xe hơi khuyến cáo thay chúng mỗi 48.280 km nhưng một số có thể được sử dụng lâu hơn. Khi bạn thay bugi động cơ, hãy chắc rằng bạn thay dây dẫn cùng một lúc để đảm bảo dòng điện tốt nhất đến phích cắm. Đó là cách giúp động cơ đốt cháy một cách nhất quán và tiết kiệm nhiên liệu cùng một lúc.
Leave a Reply